Vườn Quốc gia Tam Đảo

Vườn Quốc gia Tam Đảo

Tam Đảo đã được công nhận là Vườn quốc gia vào tháng 3, năm 1996. Cách Hà Nội khoảng 70km về phía Bắc, trải dài khoảng 80km theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, giáp với ba tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quan và Vĩnh Phúc, với tổng diện tích 36.900 hécta, Tam Đảo là Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam và là khu vực tự nhiên cuối cùng gần Hà Nội chưa bị chuyển sang đất canh tác.


Dọc theo Quốc lộ 2 đến thị trấn Vĩnh Yên, rẽ phải qua Quốc lộ 2B, tiếp tục đi khoảng 13km nữa là bạn đã đến nơi tọa lạc của Tam Đảo, một vùng đồi núi mênh mông chịu ảnh hưởng của thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình quanh năm là 22,90C, rất lý tưởng cho việc nghỉ mát, tận hưởng không khí mát mẻ, trong lành, thưởng ngoạn phong cảnh.


Tam Đảo có hai điểm du lịch nổi bật, một là Thị trấn Tam Đảo, thành lập vào khoảng đầu thế kỷ XX, nằm nép mình trong một thung lũng cỡ chừng 3km2. Tại đây vẫn còn sót lại vài biệt thự cổ kiểu Pháp. Tam Đảo còn có Thác Bạc, đỉnh Rùng Rình và Khu bảo tồn quốc gia Tam Đảo 2, dấu tích của một khu nghỉ mát được xây dựng nhiều năm về trước. Điểm du lịch thứ hai là Tây Thiên, có Đền Tây Thiên Quốc Mẫu (Đền thờ bà Tây Thiên Quốc Mẫu) và nhiều chùa chiềng khác. Cùng với Thiền Viện Trúc Lâm ở Đà Lạt(Thiền Viện nằm giữa rừng trúc) và Yên Tử thì Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên cũng là một trung tâm phật giáo ở Việt Nam.


Tam Đảo là khu vực đa dạng sinh học và là nhà của nhiều loài thuộc nhiều hệ sinh thái khác nhau nằm trong khu vực trải dài từ khu rừng mưa Đông-Nam Á đến dãy Anpơ ở phía Đông núi Himalaya. Tam Đảo còn có rừng hoa Đỗ Quyên (tên khoa học Rhododendron simii) nở rộ vào mùa xuân, có Hồ Xạ Hương trong xanh, có Thác Bạc ẩn mình trong cánh rừng xanh tốt quanh năm.
Vườn quốc gia Tam Đảo sở hữu một hệ thực vật phong phú, bao gồm 490 loài từ 34 chi và 130 họ (trong đó có đến 64 loài có nguy cơ tuyệt chủng được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam). Ở đây còn có nhiều loài thực vật quý hiếm như Sam Bông, Pơmu (fokienia hodginsir), Kim Giao (polo carpus fleuryi), Lát Hoa (chukrasta tabularies), Thông Tre (Podocarpus nerliforlius), Sến Mật (Madhuca pasquieri). Nơi đây cũng là nhà của 281 loài động vật từ 281 chi, 84 họ và 26 bộ thuộc 4 lớp thú, chim, những loài bò sát và lưỡng cư. Trong đa dạng sống ở đây có nhiều loài quý hiếm (56 loài trong số đó được ghi trong Sách đỏ Việt Nam) bao gồm khỉ má đen, cá đầu rắn Tam Đảo, gà gô xám...