Mỹ Sơn

Mỹ Sơn

Cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía Tây Nam và 40km từ phố cổ Hội An, du khách sẽ khám phá được nơi tọa lạc của một quần thể di tích tôn giáo lớn, thánh địa Mỹ Sơn. Với hơn 70 công trình kiến trúc khác nhau, đây được coi như là một điểm đến ưa thích cho những du khách có niềm đam mê về kiến trúc, lịch sử cũng như những cảnh quan thuần túy thiên nhiên. Mỹ Sơn với hệ thống đền tháp bằng gạch là niềm tự hào của sự phát triển văn hóa Việt Nam, cũng là bằng chứng rõ nét nhất cho một nền văn minh đã mất. Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể di tích tôn giáo, trong đó, thành phần hợp nên quần thể kiến trúc tháp Chàm này là các tháp được xây dựng nhằm tôn vinh sự thần thánh của nhà vua. Mỹ Sơn nằm trong một thung lũng hẹp thuộc xã Duy Tân, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, ngay tại một thị trấn cuối con đường gập ghềnh xuyên qua khu rừng nhiệt đới. Những công trình điêu khắc tuyệt đẹp trên đá cùng với những di tích còn sót lại của nhóm kiến trúc cổ của Thánh địa Mỹ Sơn tiết lộ niên đại của quần thể kiến trúc này có thể lên đến 1500 năm. Bên cạnh đó, Mỹ Sơn được nhận định là trung tâm tôn giáo, kinh đô và đồng thời cũng là vùng đất mang ý nghĩa thiêng liêng của Vương quốc Chămpa cổ đại. Vùng đất Thánh địa Mỹ Sơn chung quanh Đà Nẵng được biết đến rộng rãi vào khoảng thế kỷ thứ hai. Thông qua những thương vụ buôn bán và sự du nhập tín ngưỡng tôn giáo từ Ấn Độ, Vương Quốc Chămpa nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và mối liên hệ gần gũi với nền văn hóa Ấn Độ. Điều này được thể hiện qua các việc như sự du nhập Ấn Độ giáo, sự vay mượn tiếng Phạn cũng như chịu ảnh hưởng của lối kiến trúc mang đậm nét văn hóa Ấn Độ. Dựa theo các văn bản tạc trên bia đá, trung tâm của quần thể kiến trúc Thánh Địa Mỹ Sơn là một ngôi đền bằng gỗ thờ thần Shiva Bhadresvera. Ngôi đền này đã từng được xây dựng lại sau một trận hỏa hoạn lớn vào cuối thế kỷ 16. Ngoài là nơi diễn ra các lễ tế để cho hoàng gia kết nối tâm linh với các vị thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm chính trị, văn hóa và cũng là nơi an nghỉ của các vị vua Chăm. Trong nhiều thế kỷ, Vương Quốc Chăm Pa tồn tại như một đế chế độc lập và thường xuyên xảy ra chiến tranh giữa người Việt phía Bắc và người dân Khmer ở phía Nam. Vương Quốc này duy trì đến thế kỷ 17 thì bị sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam. Hầu hết các tháp Chàm được xây dựng dành cho vua Chăm, cũng như gắn liền với thần Shiva – Vị thần khai sáng và bảo hộ đế chế Chămpa. Báu vật vô giá giữa kho báu Cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Đế quốc Mỹ đã tàn phá toàn bộ cũng như làm giảm đáng kể dân số ở khu vực này. Bom Mỹ đã tàn phá nặng nề và biến nhiều tháp cổ trở thành đống đổ nát. Tuy nhiên ,vẫn sót lại khoảng 20 tháp còn khá nguyên vẹn. Do vậy, du khách còn có cơ hội chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc ở nơi đây. Trên thực tế, Việt Nam ưu tiên bảo tồn quần thể kiến trúc này tốt hơn nhiều so với các di tích khác trên đất nước. Ngoài những tháp Chàm tráng lệ, Mỹ Sơn vẫn được nhiều người biết đến cũng bởi vì cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp nơi nó tọa lạc – một thung lũng xanh tươi bao quanh bởi những ngọn đồi nhìn sang núi Răng Mèo và những dòng suối trong lành chảy róc rách giữa thung lũng và những đồn điền cà phê xanh tươi. Đến với khu quần thể di tích này, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu và hiểu rõ hơn về Vương Quốc Chămpa cổ đại cùng với quần thể kiến trúc của đất nước này. Thánh địa Mỹ Sơn được vua Chămpa xây dựng vào giữa thế kỷ 4 và thế kỷ 12 phục vụ cho việc thờ phụng. Tàn tích còn lại sau chiến tranh của quần thể kiến trúc và công trình điêu khắc tại Mỹ Sơn thực sự là những kiệt tác đánh dấu một thời đại phát triển rực rỡ về kiến trúc và điêu khắc của người Chăm nói riêng cũng như Đông Nam Á nói chung. Các tàn tích còn lại đại diện cho một loạt các công trình kiến trúc có hàng trăm năm tuổi. Dựa theo đánh giá về các di tích vẫn còn nguyên vẹn, Vương Quốc Chămpa chủ yếu theo đạo Hindu và Shivaist. Tại quần thể kiến trúc đền thờ Mỹ Sơn, thường thấy các Lingams tượng trưng cho sự tôn kính đạo Shivaism đồng thời cũng là biểu trưng cho thánh quyền của nhà vua. Mỗi giai đoạn lịch sử nơi đây đều có nét đặc trưng riêng, vì thế những điện thờ của những vị thần khác nhau hoặc những vị vua khác nhau đều khoác lên mình phong cách kiến trúc riêng, tạo nên những ấn tượng riêng biệt Đối với mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nét kiến trúc riêng biệt sẽ được thể hiện. Xét tổng thể, tháp Chàm được xây dựng trên các ngọn đồi, là vị trí mang tính chiến lược đối với các vùng phụ cận bao quanh. Tuy nhiên, lý do chính để khu vực này được chọn làm nơi xây dựng quần thể tháp Chàm là sự hội tụ các quyền lực thiêng liêng, đặc biệt thích hợp cho việc tu hành và thiền định. Thăm quan Rời Hà Nội bằng các chuyến tàu thống nhất đến thành phố Đà Nẵng, tiếp đó đi bằng xe hơi hoặc xe buýt, du khách sẽ đến được với Mỹ Sơn. Tháng ba và tháng tư thưởng rất ít mưa và thời tiết khá mát mẻ. Đây là thời điểm tốt nhất trong năm để đến Mỹ Sơn. Trước tham quan thánh địa Mỹ Sơn, du khách có thể đến xem bảo tàng Chăm trước để tìm hiểu kỹ hơn về văn hóa của vùng đất này và khiến cho cuộc hành trình có ý nghĩa hơn, Để đến Mỹ Sơn, du khách có thể thuê một chiếc xe ô tô với giá 20$. Nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn có thể bắt xe buýt với giá vé dưới 5$. Tuy nhiên, nếu thuê xe riêng thì bạn sẽ tự do hơn trong suốt chuyến đi. Bạn có thể dừng xe bất cứ lúc nào để chụp ảnh, hít thở không khí trong lành hay đến sớm hơn nhiều so với lịch trình của xe buýt. Các chuyến xe buýt hoặc mini buýt đến Mỹ Sơn thường được các công ty lữ hành hoặc khách sạn nơi du khách nghỉ lại tổ chức. Tuy nhiên, với các chuyến đi đã được sắp xếp, các du khách sẽ phải tuân theo lịch trình sẵn có để đến với Mỹ Sơn. Hầu hết, các chuyến đi đều khởi hành vào 8 giờ sáng và kết thúc vào 1 giờ chiều cùng ngày. Xe sẽ dừng lại ở Trà Kiệu để du khách được nghi ngơi. Với giá dưới 5$, đây thật sự là một chuyến hành trình rất rẻ. Bên cạnh đó, một số công ty lữ hành còn cung cấp dịch vụ quay về khách sạn bằng thuyền khi kết thúc chuyến thăm quan. Nếu chọn phương án này, du khách sẽ mất thêm một vài tiếng đồng hồ và tất nhiên là thêm chi phí. Tuy nhiên, chúng tôi chắc chắn bạn sẽ cảm thấy lựa chọn này hoàn toàn xứng đáng khi chiêm ngưỡng quang cảnh thơ mộng của hai bên bờ sông. Lên kế hoạch cho chuyến đi tiếp theo Thánh địa Mỹ Sơn được nhận định như một phiên bản thu nhỏ của các quần thể kiến trúc thuộc nền văn minh Chămpa đã được bảo tồn khác như Angkor – Campuchia hay Ayu – Thái Lan, Bagan thuộc Myanmar và Borobudur tại Java. Tuy nhiên, sự hòa hợp hoàn hảo giữa những tòa tháp cổ bí ẩn cùng với những thắng cảnh thiên nhiên ngoạn mục đã biến nơi đây thành địa điểm tham quan được yêu thích nhất không chỉ đối với du khách Việt Nam mà còn tạo nên sức hấp dẫn lớn với du khách quốc tế. Du khách có thể đến thăm bảo tàng Chămpa tại thành phồ Đà Nẵng để có cái nhìn sơ lược về quần thể di tích Thánh địa Mỹ Sơn trước khi viếng thăm nơi này. Bảo tàng là nơi lưu giữ và trưng bày các hiện vật tiêu biềur cho nền văn hóa Chămpa như tượng vũ nữ, các tượng thần linh của người Chăm, các linh vật cùng các tài liệu về cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây. Ngày nay, Chính Phủ Việt Nam đang cố gắng hết sức trong việc phục hồi các phần bị hư hại trong quần thể kiến trúc. Vẻ đẹp của Mỹ Sơn sẽ hoàn hảo hơn bao giờ hết nếu không có sự tàn phá của chiến tranh lẫn thời gian. Tuy nhiên, thánh địa này vẫn lưu giữ rất nhiều giá trị lịch sử và văn hóa, với những giá trị mà Thánh địa Mỹ Sơn mang trong mình, toàn thể công trình kiến trúc này đã được Unessco công nhận là Di sản thế giới vào tháng 12 năm 1999. Tuy không có nhiều cổ vật lớn như các quần thể kiến trúc Chămpa khác ở các nước láng giềng, nhưng Mỹ Sơn vẫn còn có những tác phẩm điêu khắc tiêu biểu cho nền văn hóa của một dân tộc. Hơn nữa, Thánh địa Mỹ Sơn thực sự là một chứng tích sống động, khẳng định lịch sử văn hóa của dân tộc Chăm trên nền tảng của sự phong phú, đa dạng văn hóa Việt Nam. Hãy đến thăm quần thể di tích Mỹ Sơn và khám phá những bí ẩn của Vương quốc Chămpa cổ đại.